Giới thiệu về nền giáo dục Mỹ

Nền giáo dục Mỹ được biết đến là một nền giáo dục hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới, với những ưu thế nổi trội.

Nền giáo dục Mỹ trong đào tạo tiểu học và trung học 

  • Bậc tiểu học: từ lớp 1- 5

  • Bậc trung học: middle high school (lớp 6 đến lớp 8) và high school (lớp 9 đến lớp 12)

  • Học phí miễn phí cho con cái của công dân Mỹ

9 Lý do bạn nên chọn du học Mỹ

Theo thống kê, hiện nay, có khoảng hơn 1 triệu du học sinh quốc tế đang theo học tại các bậc học của Mỹ. Con số đó chứng tỏ rằng Mỹ sức hút của Mỹ là vô cùng lớn đối với học sinh và sinh viên.

Điều kiện du học Mỹ

Để du học Mỹ, bạn cần đáp ứng một số điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Mỹ yêu cầu, cụ thể như sau:

Yêu cầu về tiếng Anh là bắt buộc đối với những bạn có mong muốn du học Mỹ. Từng cấp bậc và trường học sẽ có những yêu cầu riêng, cụ thể:

  • Bậc THPT: Chứng chỉ IELTS thấp nhất 5.0 với 4 kỹ năng, đạt trên 45 điểm bài thi tiếng Anh SLEP (The Secondary Level English Proficiency) hoặc qua bài thi tiếng Anh đầu vào của trường bạn theo học.

  • Bậc Đại học: IELTS không thấp hơn 6.0 đối với cả 4 kỹ năng hoặc TOEFL 68 điểm. Tuy nhiên, để có thể vào học tại trường có rank cao hoặc có nhiều lựa chọn hơn, bạn cần đảm bảo IELTS từ 6.5 trở lên.

  • Bậc Cao đẳng: Yêu cầu mức điểm thấp hơn, với 5.5 IELTS hoặc 61 TOEFL.

  • Bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ: Cần đạt IELTS tối thiểu 6.5 hoặc TOEFL 79.

Tuy nhiên, mức điểm trên là điều kiện để bạn có thể vào học những khoá học chính ngay khi đi du học. Ngoài ra, chính phủ Mỹ vẫn tạo điều kiện cho các bạn có trình độ tiếng Anh thấp đăng ký và hoàn thành khóa học tiếng Anh tại đất nước này trước khi vào học chính thức. Tuy nhiên, bạn nên học tiếng Anh tại Việt Nam để vừa giảm thiểu được chi phí cũng như đảm bảo tỷ lệ đỗ Visa cao nhất. Đồng thời, việc này cũng giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu kiến thức dễ dàng khi đi du học.

Thông thường, để có thể theo học tại các trường ở Mỹ, bạn cần phải đạt mức điểm tối thiểu là 6.5 (trên trung bình). Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh khi du học Mỹ rất cao, để tăng cơ hội thành công, bạn nên chuẩn bị một số hồ sơ học tập đẹp và cần đạt điểm từ mức khá trở lên (trên 7.5).

Tuy nhiên, mỗi bậc học, ngành học và trường học sẽ có những yêu cầu riêng về học lực. Chẳng hạn, đối với một số trường Đại học top đầu như Massachusetts Institute of Technology, University of Chicago, Stanford University,…bạn sẽ phải hoàn thành và vượt qua các bài thi đầu vào như GRE (The Graduate Record Examination), bài thi SAT (Scholastic Assessment Test – bài kiểm tra năng lực học tập), GMAT (Graduate Management Admission Test)…Do vậy, bạn nên tìm hiểu trên Website của các trường bạn muốn theo học để nắm bắt thông tin một cách rõ ràng nhất.

Mỹ là quốc gia với mức sống tương đối đắt đỏ, vì vậy điều kiện tài chính để đi du học Mỹ cũng được yêu cầu cao hơn so với quốc gia khác. Để hoàn thành việc xin visa du học Mỹ, bạn cần làm thủ tục chứng minh tài chính nhằm đảm bảo bạn và gia đình có đủ khả năng để trang trải trong suốt quá trình du học.

Thông thường, bạn cần chứng minh số dư trong tài khoản tối thiểu hoặc nhiều hơn mức học phí và sinh hoạt phí của năm học đầu tiên bằng biểu mẫu I-20. Tuy nhiên, để tăng khả năng chứng minh tài chính thành công, bạn nên có số dư tài khoản gấp khoảng 1.5 lần so với số tiền nộp học yêu cầu.

Thủ tục xin visa du học Mỹ

Thủ tục xin visa du học Mỹ tương đối phức tạp và nhiều quy trình, vì vậy, bạn nên tham khảo những điều sau:

3.1. Giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị

Trước tiên, để xin visa du học Mỹ, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ và hồ sơ như sau:

Giấy tờ cần thiết

Bạn cần chuẩn bị đủ những giấy tờ sau:

  • Mẫu Đơn xin Thị thực Không Định cư Điện tử (DS – 160)
  • Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 6 tháng
  • Ảnh thẻ 5x5cm (không lấy ảnh chụp từ quá lâu)
  • Biên lai chứng minh đã thanh toán lệ phí Đơn xin Thị thực không định không hoàn lại, trị giá $160 USD
  • Mẫu đơn I-20 đã có xác nhận của trường tại Mỹ
  • Biên lai lệ phí SEVIS (Hệ thống Theo dõi Sinh viên và Khách Trao đổi)

Giấy tờ hỗ trợ

Ngoài các giấy tờ cần thiết, bạn nên chuẩn bị một số giấy tờ hỗ trợ đến buổi phỏng vấn, cụ thể:

  • Giấy tờ thể hiện sự ràng buộc về mặt tài chính đối với đất nước của bạn, nhằm đảm bảo bạn sẽ trở về quốc gia của mình sau khi hoàn thành chương trình học tại Mỹ
  • Chứng minh tài chính đảm bảo bạn có thể thanh toán mọi chi phí cho năm học đầu tiên tại Mỹ
  • Nếu gia đình là người hỗ trợ tài chính, cần mang theo minh chứng với người hỗ trợ
  • Các giấy tờ học thuật: học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL,…), chứng nhận, các bằng cấp đi kèm

Quy trình xin visa du học Mỹ

Mặc dù thủ tục làm Visa đi du học Mỹ khá phức tạp, tuy nhiên quy trình xin Visa lại tương đối rõ ràng với các bước như sau:

Bước đầu tiên, bạn cần hoàn thành mẫu Form I – 20 dành cho những du học sinh không định cư được cấp do trường học bên Mỹ. Và tiếp tục hoàn thành đơn xin thị thực không định cư Mỹ (Form DS – 160).

Tại đây bạn cần đóng các loại phí, cụ thể:

– Phí xin Visa $160 USD (~ 4 triệu VNĐ).

– Phí SEVIS $350 USD (~ 8.5 triệu VNĐ).

 

Lưu ý, những khoản tiền trên đều thanh toán bằng tiền Việt.

Sau khi hoàn thành các mẫu đơn, khoản phí, bạn cần hẹn lịch phỏng vấn qua Website: CGI Federal

Bạn cần tham gia buổi phỏng vấn vào đúng ngày hẹn tại bước 3 và mang theo tất cả các giấy tờ được yêu cầu. Trong buổi phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ quan tâm về chương trình, kế hoạch, mục tiêu học tập của bạn. Vì vậy, để đảm bảo khả năng đỗ visa, bạn nên chuẩn bị lộ trình học và tinh thần tự tin.

Trên đây là quy trình 4 bước xin Visa đi du học Mỹ, quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ diễn ra trong khoảng từ 2 – 2.5 tháng. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ yêu cầu cũng như tinh thần thật thoải mái và tự tin để vượt qua bạn nhé!

Hồ sơ xin thư mời nhập học tại Mỹ

Hồ sơ du học Mỹ hoàn chỉnh gồm những giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn xin nhập học theo đơn được cấp từ phía nhà trường.

  • Bản sao hộ chiếu.

  • Bảng điểm hoặc học bạ các cấp đã học được dịch sang tiếng Anh.

  • Chứng chỉ tiếng Anh được (IELTS, TOEFL, Duolingo,…)

  • Xác nhận của các bài thi chuẩn hóa quốc tế nếu có như SAT, ACT,… Tuỳ trường có thể yêu cầu bắt buộc hoặc không.

  • Bài luận cá nhân tùy từng trường yêu cầu: Chủ đề theo yêu cầu của từng trường.

  • Thư giới thiệu: Điều kiện bắt buộc đối từng trường Đại học, được viết bởi các giáo viên trong trường nhằm hiểu hơn về tính cách và khả năng đóng góp của bạn với môi trường cũ. Thông thường, bậc Cao đẳng tại Mỹ sẽ không yêu cầu thư giới thiệu.

Như vậy, hồ sơ du học Mỹ tương đối phức tạp so với các quốc gia khác và yêu cầu về giấy tờ xác minh cũng như bằng cấp cũng nghiêm ngặt hơn hầu hết quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, những trường có thứ hạng càng cao thì yêu cầu càng phức tạp, do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng yêu cầu của trường mình.

Chi phí du học Mỹ mới nhất

Để có cơ hội học tập và trải nghiệm tại Mỹ, bạn cần chuẩn bị những khoản phí như sau:

Hoa Kỳ ban hành các tiêu chuẩn chung về các loại học phí, vì vậy, mức học phí còn phụ thuộc vào quy định của từng trường. Học phí sẽ thay đổi dựa trên nhiều yếu tố như địa điểm của trường, xếp hạng của trường, ngành bạn theo học,…. Khoản học phí phải đóng dự kiến như sau:

  • Trung học: 20.000 – 50.000 USD/năm

  • Cao Đẳng: 7.000 – 12.000/ năm

  • Hệ đại học: 12.000 – 50.000 USD/năm

  • Chương trình Thạc sĩ: 15.000 – 35.000 USD/năm

  • Chương trình Tiến sĩ: 20.000 – 40.000 USD/năm

Mức phí trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau.

Ngoài học phí, bạn sẽ phải chi trả chi phí sinh hoạt phí, tại Mỹ, các khoản sinh hoạt phí cũng tương đối đắt đỏ, ước lượng như sau:

Hạng mục

Chi phí

Chi phí nhà ở

10.000 – 20.000 USD/năm (~ 240 – 480 triệu VND/năm)

Chi phí đi lại

1.080 – 1.560 USD/năm (~ 26 – 37 triệu VND/năm)

Chi phí ăn uống

300 – 500 USD/tháng (~ 7 – 12 triệu VND/tháng)

Bảo hiểm y tế

2.000 USD/năm (~ 48 triệu VND)

Mạng internet

20 USD/tháng (~ 480.000 VND)

Điện, nước, gas

500 – 600 USD/tháng (~ 12 – 14.5 triệu USD/tháng)

Chi phí khác

50 – 200 USD/tháng (~ 1 – 4 triệu USD/tháng)

Tổng

23.000 – 45.000 USD/năm (~ 550 triệu – 1 tỷ 1 VND/năm)

Các khoản chi phí trên không cố định mà phù thuộc nhiều vào nhu cầu và mục đích cá nhân. Tuy nhiên, mức phí sinh hoạt tại Mỹ khá đắt đỏ so với các quốc gia khác như New Zealand, Canada, Hàn,…